Nên sử dụng loại chất liệu nâng mũi nào? Loại nào mang lại hiệu quả nhất.

Bạn có biết chất liệu nâng mũi mình đang và sẽ sử dụng là loại nào không?

   Hiện nay, có rất nhiều loại chất liệu phẫu thuật mũi khác nhau. Có loại tốt nhưng cũng có loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ trôi nổi không đảm bảo an toàn đang được nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng. Nếu không lựa chọn cẩn thận, sau phẫu thuật, mũi của bạn rất có thể gặp phải những biến chứng như sưng tấy hay bóng đỏ… Vậy nên chọn chất liệu nâng mũi nào để không gặp biến chứng?

Nâng mũi hiện nay là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất trên thế giới vì nó chỉ là một phẫu thuật nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và ít biến chứng. Nhưng hiệu quả về thẩm mỹ mang lại là rất lớn.

Một trong những điều quan trọng để mang lại thành công trong phẫu thuật nâng mũi đó là việc lựa chọn chất liệu nâng.

sun-nang-mui-meditab

Hiện nay, có 4 loại chất liệu cơ bản được dùng trong việc thẩm mỹ nâng mũi

  • Chất liệu silicone định hình

   Là chất liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành thẩm mỹ để cấy, độn vào cơ thể.

Ưu điểm là dễ tạo hình, chi phí thấp, dễ thay thế, được làm với nhiều form dáng, kích cỡ khác nhau để phù hợp với tất cả khuôn mặt.

Ngoài ra, silicone có độ bền, trơ cao nên hình dạng luôn luôn được giữ nguyên. Đặc biệt chất liệu silicone hai khấc tạo sự mềm mại và dáng mũi rất tự nhiên.

XMAN6.0-6.jpg

 Sụn nâng mũi silicone XMAN60 – Meditab

   Tuy nhiên, chất liệu này cũng có nhược điểm vì có độ trơ lỳ cao nên khả năng bám dính vào cơ thể khó, nên sau một thời gian chất liệu bị tụt, tỳ đè lên vùng mũi gây bóng đỏ.

Nếu quyết định sử dụng chất liệu này bạn nên lựa chọn loại silicone cao cấp, được phân phối bởi đơn vị uy tín, có thương hiệu, đầy đủ thông tin, nguồn gốc xuất xứ. Sẽ hạn chế được tối đa việc gặp phải biến chứng. Sử dụng chất liệu silicone trôi nổi kém chất lượng hiện tượng đào thải chất liệu của cơ thể càng cao.

  • Chất liệu sụn tự thân

   Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy sụn trong cơ thể, thông thường nhất là sụn ở sườn và ở vành tai, sau đó tạo hình thủ công bằng tay. Loại sụn tự thân có sự thích ứng cao với mũi, vì lấy từ chính cơ thể chúng ta. Nên hạn chế việc bóng, đỏ và căng cứng đầu mũi

Tuy nhiên, khi lấy sụn tự thân cũng có những hạn chế. Chi phí khá cao, bệnh nhân phải chịu thêm một phẫu thuật nữa ngoài phẫu thuật mũi đó là phẫu thuật lấy sụn.

Hơn nữa, phẫu thuật lấy sụn cần phải tuyệt đối vô trùng do vùng lấy sụn có nguy cơ nhiễm trùng cao, khi nhiễm trùng điều trị khó khăn, phức tạp, nhiều khi gây biến dạng toàn bộ vành tai hoặc những lỗ rò vùng sụn sườn rất lâu lành.

Sau một thời gian, sụn không được nuôi dưỡng sẽ bị teo và mũi không giữ được hình thể như khi mới phẫu thuật xong..

  • Kết hợp giữa sụn tự thân và chất liệu silicone

   Hiện nay để khắc phục những nhược điểm của silicon là dễ gây căng, bóng đỏ đầu mũi các bác sĩ thường dùng kết hợp giữa sụn tự thân và chất liệu silicone, bằng cách bọc sụn vành tai lên phần đầu chất liệu silicone. Phương pháp này rất tốt với những bệnh nhân phẫu thuật lại hoặc những bệnh nhân có da vùng đầu mũi mỏng.
Song nhược điểm là phải chịu thêm phẫu thuật lấy sụn, mảnh sụn vành tai dễ di lệch nếu cố định không tốt và đầu mũi không mềm mại sau phẫu thuật. 

Ngoài sụn vành tai, các bác sĩ có thể thay thế bằng các chất liệu bọc đầu mũi nhân tạo có chức năng tương tự, sẽ giảm thiểu chi phí và độ phức tạp của ca phẫu thuật như: bọc đầu mũi Surederm, bọc đầu mũi Supporix

  • Chất liệu ePTFE – Sụn sinh học

   Theo các chuyên gia đầu ngành hiện nay, chất liệu tối ưu nhất để dùng phẫu thuật mũi là ePTFE. Chất liệu này vốn được sử dụng làm mạch máu nhân tạo.
Chất liệu ePTFE sản xuất tại Mỹ cấu tạo của nó là hàng triệu lỗ nhỏ kích cỡ micro. Sau khi đặt chất liệu vào mũi, các mạch máu của cơ thể sẽ chui vào những lỗ nhỏ ấy và tạo thành một tổ chức bền chặt giúp giữ chất liệu ổn định. ePTFE là một chất liệu khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các chất liệu kể trên nhưng có một nhược điểm đó là giá thành cao và khó chỉnh sửa nếu dáng mũi sau phẫu thuật không được như ý.

   Qua bài viết này, chúng tôi muốn bạn hiểu sụn nâng mũi là gì và có bao nhiêu loại. Giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về chất liệu nâng mũi và đưa ra quyết định lựa chọn chất liệu phù hợp với bản thân. 

Tags: , , , , , ,